Y tế

Đau bụng kinh nên làm gì để “sống sót” qua ngày đèn đỏ?

Hơn một nửa chị em phụ nữ phải trải qua những cơn đau bụng kinh khó chịu trước và trong kỳ kinh nguyệt. Mặc dù mức độ đau thường không quá nghiêm trọng, nhưng nó lại gây ra biết bao nhiêu là bất tiện trong sinh hoạt và công việc thường ngày. Vậy đau bụng kinh nên làm gì để giảm bớt sự khó chịu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 mẹo “sống còn” qua ngày đèn đỏ hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Đau bụng kinh – Kẻ thù “quen mặt” của chị em phụ nữ

Đau bụng kinh là cảm giác đau, tức, khó chịu ở vùng bụng dưới, có thể xảy ra trước và trong kỳ kinh nguyệt. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn một nửa phụ nữ bị đau bụng kinh khoảng 1-2 ngày trong những ngày đầu hành kinh.

mô tả quá trình rụng trứngmô tả quá trình rụng trứng

Mô tả quá trình rụng trứng và kinh nguyệt hàng tháng ở phụ nữ

Cơn đau bụng có thể từ âm ỉ, dai dẳng đến dữ dội, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và công việc. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đau bụng kinh?

Theo ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho quá trình làm tổ và phát triển của trứng đã thụ tinh. Nếu tinh trùng không gặp trứng, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được đẩy ra khỏi cơ thể dưới lực co bóp của tử cung.

“Khi thành tử cung co bóp mạnh sẽ khiến mạch máu ở niêm mạc tử cung bị chèn ép, giảm nguồn cung cấp máu và oxy đến tử cung. Nếu bị thiếu oxy, các mô trong tử cung sẽ tiết ra chất hóa học gây co thắt tử cung mạnh hơn khiến chị em thấy đau.”

Bên cạnh đó, bác sĩ Thanh Thảo cũng cho biết thêm, trong những ngày đầu hành kinh, cơ thể tiết ra chất trung gian hóa học là prostaglandin khiến tử cung co bóp nhiều hơn với lực mạnh hơn.

Ngoài ra, tình trạng đau bụng kinh có thể là triệu chứng báo hiệu của một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hẹp cổ tử cung, viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung…

Phân biệt đau bụng kinh bình thường và bất thường

Đau bụng kinh bình thường

Cơn đau bụng kinh bình thường là những cơn đau có tính chất lặp đi lặp lại mỗi tháng và không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Chị em sẽ có cảm giác đau khoảng 1-2 ngày trước khi bắt đầu có kinh hoặc ngay khi vừa có kinh nguyệt.

Đau bụng kinh kéo dài khoảng 48-72 giờ tùy cơ địa mỗi người, đồng thời đi kèm các triệu chứng khác như đau lưng hoặc đùi, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, tiêu chảy…

Đau bụng kinh bất thường

Nếu gặp phải cơn đau bụng kinh bắt đầu sớm trước kỳ kinh hoặc kéo dài hơn so với cơn đau bụng kinh thông thường, không đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… đó có thể là dấu hiệu của cơn đau bụng kinh bất thường (có liên quan đến bệnh lý).

Đau bụng kinh nên làm gì? 10 Mẹo giảm đau hiệu quả tại nhà

Đau bụng kinh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, vậy bị đau bụng kinh nên làm gì? Dưới đây là 10 mẹo giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả mà chị em có thể áp dụng:

Bài viết xem nhiều  Betamethasone: Hiểu rõ hơn về loại thuốc corticosteroid phổ biến

1. Chườm ấm bụng

chườm nóng là cách giảm đau hiệu quảchườm nóng là cách giảm đau hiệu quả

Chườm nóng vùng bụng là một trong những cách giảm đau hiệu quả

Chườm nóng vùng bụng dưới là cách giảm đau bụng kinh đơn giản và hiệu quả nhất. Chị em có thể dùng túi chườm ấm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng để giữ ấm vùng bụng dưới.

2. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm trong những ngày hành kinh giúp điều hòa cơ thể, tăng lưu thông khí huyết, từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả.

3. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước ấm giúp tăng lưu lượng máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, giảm tình trạng thiếu máu và oxy khiến tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn.

4. Massage vùng bụng dưới

Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới giúp làm giãn cơ bụng, giảm cơn co thắt tử cung đột ngột – nguyên nhân chính gây đau bụng kinh.

5. Giải tỏa tâm lý

bị đau bụng kinh nên làm gìbị đau bụng kinh nên làm gì

Thực hiện các liệu pháp thư giãn như yoga, thiền… nhằm giải tỏa tâm lý cũng là cách giảm triệu chứng đau bụng kinh

Duy trì tinh thần thoải mái bằng các liệu pháp thư giãn như thiền, yoga, các bài tập hít thở sâu… giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả.

6. Tập luyện nhẹ nhàng

Tập luyện thể dục thể thao vừa sức giúp lưu lượng máu đi khắp cơ thể, từ đó giảm đau bụng kinh. Khi tập thể dục, cơ thể giải phóng endorphin – một chất giảm đau tự nhiên.

7. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chị em nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều magie, kẽm, axit béo, vitamin B1, B6, vitamin E,… Hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng và các chất kích thích như rượu bia, caffeine, thuốc lá…

8. Ngủ đủ giấc

Ngủ sớm và ngủ đủ giấc, lưu ý ngủ đúng tư thế để làm giãn cơ bụng, giúp lưu thông khí huyết dễ dàng hơn cũng là cách giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh hiệu quả.

9. Sử dụng thảo mộc

Uống trà thảo mộc nóng hoặc nước chanh ấm khi bị đau bụng kinh sẽ giúp tăng lưu thông máu và thư giãn cơ bắp.

10. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu bị đau bụng kinh dữ dội và các liệu pháp tự nhiên kể trên không hiệu quả, chị em có thể sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù đau bụng kinh là hiện tượng bình thường, tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

box bác sĩ thanh thảobox bác sĩ thanh thảo

ThS.BS Trần Thị Thanh Thảo – Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chị em nên thăm khám ngay để được kiểm tra tìm nguyên nhân, chẩn đoán đúng bệnh nếu:

  • Đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
  • Triệu chứng đau bụng kinh không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây đã giúp chị em biết được đau bụng kinh nên làm gì và khi nào cần thăm khám ngay.

Để đặt lịch hẹn thăm khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hà Nội:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858

TP.HCM:

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789

Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Website: https://tamanhhospital.vn

Tham khảo thêm thông tin bổ ích tại bài viết: Kinh nguyệt không đều là bị gì?

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
rồng bạch kim | sunwin